Chuyến thăm ngôi đình cổ lần này nhằm mục đích đưa các em trở về với vốn cổ cha ông, cùng nhau nghiên cứu vẻ đẹp qua các mảng kiến trúc dưới góc độ nghiên cứu Mỹ thuật cổ truyền thống.
9h00 đoàn tới địa điểm, vào dâng lễ và chụp ảnh kỷ niệm với cụ Từ.
Đoàn chụp ảnh lưu niệm với cụ Từ
Sau khi ổn định, đoàn bắt đầu tiến hành các công việc chính của buổi nghiên cứu:+ Tham quan khuôn viên xung quanh đình, ký họa ghi chép thực vật, cây cối, hoa lá, ... làm tư liệu học tập.
+ Ký họa kiến trúc bên ngoài ngôi đình - theo nội dung đạc biểu kiến trúc.
+ Nghiên cứu và ký họa các mảng chạm khắc bên trong nội thất đình như: cửa võng, án giang, bẩy hiên, đầu kẻ, đòn bẩy,... thuộc các đề tài như: tứ linh, hoa văn hóa lá, hạc cưỡi rùa, long cuốn thủy,...
Với những nội dung trên, thông qua buổi vẽ sẽ giúp các em có cái nhìn thân thiện hơn, biết hướng về nguồn cội, hiểu và nắm rõ những giá trị cao quý mà cha ông để lại cho hậu sinh, từ đó biết bảo tồn và phát huy những giá trị nghệ thuật đặc sắc. Đồng thời giúp các em có cái nhìn tư duy về các đối tượng nhiên cứu, từ đó biết vận dụng đưa vào học tập.
Quan trọng hơn sẽ giúp các em hình thành những kỹ năng nghiên cứu khoa học đầu tiên, biết cách lắm bắt đặc điểm, cấu trúc, tên gọi của các bộ phận chạm khắc, bộ phận kết cấu của ngôi đình Việt Nam. Đây sẽ là tiền đề giúp các em có tình yêu với vốn cổ, với nghiên cứu khoa học, giúp các em vững vàng hơn khi đi sâu vào làm nghiên cứu khoa học.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo:
1. Đỗ Đức Thanh (2015) "Giá trị tạo hình của nghệ thuật chạm khắc gỗ đình Tiền Lệ - Hoài Đức - Hà Nội, Cơ quan chủ trì đề tài: Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung Ương"
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHUYẾN ĐI: