Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

Đặc sắc lễ hội làng Phương Viên - Hoài Đức - Hà Nội

"Mười hai âm lịch tháng hai, nhớ về lễ hội Vạn Chài - Song Phương" câu ca dao đó đã ăn sâu vào tâm thức không chỉ mỗi người dân làng Phương Viên, mà còn được rất nhiều du khách thập phương gần xa biết đến bởi sự độc đáo của lễ hội dân gian mà nơi đây còn gìn giữ được...
  
  Phương Viên là một ngôi làng có truyền thống hiếu học và có bề dày lịch sử cách mạng hào hùng với nhiều  tấm gương trung kiên với Đảng với Tổ Quốc qua các cuộc cách mạng. Người dân Phương Viên chất phác, hiền hòa, sống gắn bó với quê hương xóm làng. Những Phẩm chất đó đã được hình thành và xây dựng qua bao thế hệ và tạo nên những nét đẹp văn hóa truyền thống.
Uỷ Ban Mặt Trận Tổ Quốc xã Song Phương
Qua bao thăng trầm của lịch sử, những nét đẹp văn hóa ấy của người dân Phương Viên vẫn còn được gìn giữ qua bao thế hệ mà trong đó có lễ hội truyền thống của làng.

 "Mười hai âm lịch tháng hai, nhớ về lễ hội Vạn Chài - Song Phương" câu ca dao đó đã ăn sâu vào tâm thức không chỉ mỗi người dân làng Phương Viên, mà còn được rất nhiều du khách thập phương gần xa biết đến bởi sự độc đáo của lễ hội dân gian mà nơi đây còn gìn giữ được.
Ông Đỗ Văn Toàn - Phó chủ tịch xã, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội đánh trông khai mạc.
Theo nhất niên, nhất lệ cứ đến ngày 12 tháng 2 âm lịch là dân làng Phương Viên lại tưng bừng mở hội truyền thống và 5 năm tổ chức hội lớn nhằm tưởng nhớ đến công lao hộ quốc an dân của thành hoàng làng là vị Thôi Tốc Đại Vương - một vị tướng cuối thời Hùng Vương (TK II TCN). Hội làng Phương Viên được diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 12 đến ngày 14 âm lịch với rất nhiều thể loại độc đáo như: cờ người, đánh vật, hát quan họ, ngâm thơ, bịt mắt bắt dê, đập liêu, đi cầu khỉ, bắt vịt dưới ao đình, đu tre...vvv 
       Ngày 12 là ngày chính hội, 7h sáng, ban tổ tức khai mạc lễ hội và các trò chơi với sự có mặt đông đảo của lãnh đạo chính quyền, các cụ cao niên hai giới, các ban ngành đoàn thể, 12 cửa họ trong làng cùng chư khách thập phương về dự đông đảo.

Các cụ bô lão trong làng dự khai mạc lễ hội
Đầu giờ chiều, khuôn viên lễ hội trở lên đông hơn rất nhiều. Mọi người đổ xô về phía sân đình Phương Viên đón chờ thời khắc rước thánh. Lúc này sân đình trở nên nhộn nhịp và đông vui nào nhiệt vô cùng. Các Đô là những nam thanh nữ tú trong làng tề tựu đông đủ với những bộ áo khố đỏ diện thánh hành lễ. Sau tiếng trống lệnh của Quan Viên, lần lượt các kiệu bắt đầu được bổng lên trên vai các Đô. Đầu tiên là kiệu Hương Án, kế tiếp là kiệu Long Đình, kiệu Bát Cống và Kiệu Cả..hai bên là bộ bát bửu và tán lọng, cờ phướn...Có một điều kỳ lạ mà rất nhiều du khách khi về đây dự hội đều ngạc nhiên là khi kiệu được bổng lên vai các Đô đều trở lên nhẹ nhõm hơn và bay rất nhanh. Có khi kiệu đang bay bỗng nhiên dừng lại và quay tít rồi lại lao về phía trước. Có khi kiệu bay từ dưới chân Đê lên mặt đê trong điều kiện trơn ướt mà không hề hấn gì. 


       Kiệu sẽ được rước từ đình vào khu Quán nằm trong chợ Vạng nơi thờ 3 vị nữ tướng thời Hai Bà Trưng là ả Tú, ả Huyền, ả Lã Nàng Đê. Sau đó kiệu ngự ở Quán, cụ chủ tế và các quan viên làm nghi lễ tế và tổ chức đánh vật thờ ngài.
Vật thờ 
       Sau khi các nghi lễ tế được hoàn tất, kiệu bắt đầu được rước hồi giá về khu đình nhưng chưa yên vị mà bay lên thẳng chùa Thượng (chùa Thích Ca) xoay tít rồi lao xuống cổng chùa và rước về phía chùa Giữa
(chùa Phượng Tiên). Sau đó kiệu bay dọc theo chiều dài của làng trên con Đê Sông Đáy.

       Cuối cùng khi ngả chiều tối, kiệu được rước về yên vị tại đình. Các đồng niên tuổi 49 phải rất vất vả mới có thể đưa kiệu vào trong đình yên vị được.
Sau khi kiệu được yên vị, các trò chơi lúc này đang diễn ra rất nhộn nhịp, sôi nổi. Trong số đó phải kể đến Vật dân tộc. Sới vật làng Phương Viên đã trở lên quá quen thuộc đối với các tay vật chuyên nghiệp. Mỗi năm BTC lễ hội đều mở giải lớn do vậy sự thu hút các tay vật từ mọi nơi về đây đùa tài là rất nhiều.
     anh Đỗ văn Thịnh - thanh niên của làng dành giải nhì của ban tổ chức
Giải Nhất Vật dân tộc - hội làng Phươngng Viên
Cờ người cũng là một trò chơi của ban tổ chức được rất nhiều người chú ý đến, toàn bộ 32 quân cờ được chọn đều là những nam thanh, nữ tú có khuôn mặt khôi ngô và xinh đẹp trong làng. Tham dự giải là những tay cờ chuyên nghiệp trong làng và ngoài địa phương từ các nơi tìm về đùa tài tranh giải lớn của ban tổ chức.
Cầu lông cũng là một trò chơi được ban tổ chức đưa vào nhằm mục đích nâng cao sức khỏe cho các cụ cao tuổi, đồng thời cũng là dịp để thể hiện trình độ và lòng yêu thể thao của các tay vợt. Và cũng có rất nhiều tay vợt từ nhiều nơi tìm về phá giải.


Có thể nói, với ba ngày hội duy nhất hội làng Phương Viên đã trở thành tâm điểm cho du khách thập phương gần xa đến dự và tham gia vào các trò chơi ý nghĩa, nhân văn. Lễ hội làng Phương Viên được coi là nơi hội tụ những anh tài trong các thể loại trò chơi mà ban tổ chức đưa ra phá giải. Tạo điều kiện cho các thế hệ trong làng có dịp giao lưu học hỏi và rèn luyện sức khỏe để xây dựng và phát triển kinh tế xã hội cho gia đình và quê hương, ấm no, hạnh phúc theo con đường của Đảng sáng soi.
SONG PHƯƠNG QUÊ HƯƠNG TÔI
Quê tôi có một triền đê,
Nằm ven sông Đáy bao nghề xưa nay.
Ruộng đồng thẳng cánh cò bay,
Vi vu sáo thổi ngày ngày chiều sang.

Quê tôi mười xóm một Làng,
Anh em hòa thuận, giỏi giang học hành.
Cháu con thành đạt, thành danh,
Cũng là Tổ họ để dành hậu sinh.

Quê tôi có quán có đình,
Quán thì gần chợ, đình thì gần đê.
Là nơi tụ họp trăm nghề,
hai, bốn, bảy, chín lại về chợ phiên.

Quê tôi có cả chùa chiền,
Chùa trên "chùa thượng" cạnh liền Tam quan.
Phượng Tiên chùa ở giữa làng,
Cạnh nhà văn hóa khang trang tuyệt vời.

Yêu Quê tôi có đôi lời,
Kể cho bạn biết Quê tôi thế nào.
Hết thơ tôi cũng xin chào,
Có dịp bạn đến nhớ vào Song Phương!
                                                               Tác giả: Thanh Germany (3/4/2014)
Thanh Germany cảm ơn bạn đã đọc bài

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét